Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Tập tục thú vị về tiễn – đón Táo quân















Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng đế (hay ông Trời). Dưới đây là những kiến thức tập tục thú vị về tiễn – đón Táo quân.

1. Táo quân là ai?

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng.
Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp. Tục truyền mỗi năm thần Táo phải về trời 1 lần, vào ngày 23 tháng chạp để tường trình cho Thượng Đế những việc xảy ra ở nhân gian trong năm đó. Vì vậy, vào ngày này người dân VN thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu Ngọc Hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết. Theo tục lệ, tiễn Táo quân về trời ngoài mâm cơm còn có áo mão bằng giấy, đôi hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời được đặt trên bàn thờ thần tài. Nói chung tục lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được tâu lên với Ngọc Hoàng.

 2. Tục đón – tiễn Táo quân

Tục xưa thường để bàn thờ, bài vị của Táo công treo trên tường nhà bếp, thần vị làm bằng giấy vẽ hình táo quân và một bát hương, cúng vào buổi sáng và buổi tối, nhưng ngày nay không còn phong tục này nữa.
Theo kinh nghiệm của ông bà ta, hầu hết các đồ cúng táo quân thông thường là các loại kẹo bánh có vị ngọt, hi vọng thần ăn đồ ngọt sẽ không bẩm báo những chuyện nhỏ nhặt với Ngọc đế. Sau khi cúng tế xong đem đồ ngọt bôi quanh miệng bếp, tượng trưng miệng thần quân dẻo ngọt không bẩm chuyện xấu của nhà mình với Ngọc hoàng. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì cúng thêm một con gà trống để mong đứa trẻ phát triển khỏe mạnh.
Theo đó, khi cúng tiễn thần bếp, người ta thường phải tắm rửa sạch sẽ, dùng muối, hoa, tinh dầu, lá bưởi hoặc các loại lá thơm làm nước tắm, sau khi tắm xong thay quần áo sạch sẽ rồi mới cúng.
Rõ ràng, cũng theo quan niệm của ông cha để lại. Nếu có tiễn thần thì cũng có đón thần, ngày nay khi nghe thấy từ “đón thần”, có lẽ nhiều người liên tưởng đến đón thần tài, nhưng thực ra đón thần ở đây lại là tập tục quan trọng hơn so với tiễn thần. Sau khi Táo quân được tiễn lên trời để bẩm báo với Ngọc hoàng, ngày 25/12 là ngày nghỉ, Ngọc hoàng sẽ dẫn quần thần xuống nhân gian thị sát vì vậy ngày này hết sức quan trọng. Đây là quan niệm do ngày đó Ngọc hoàng xuống hạ giới nên trong mọi người đều rất cẩn trọng về phẩm cách của mình: Không đánh cãi chửi nhau, không nói bậy, không đòi – vay nợ, không phơi quần áo… Tuy vậy đây chỉ là quan niệm ngày xưa, ngày nay hầu như không còn nghi thức này nữa.
Sau khi tiễn Táo quân xong mọi người mới bắt đầu được quét dọn, tục gọi là “quét tàn tinh” nhưng nếu năm đó nhà có tang ma thì không được quét, kiêng khói bụi bay vào mắt người chết. Việc quét dọn, kê lại đồ đạc lại toàn bộ nhà thường được thực hiện sau khi tiễn ông táo là do lúc này các thần đã về trời bẩm báo công việc, chỉ còn một số thần nhỏ ở lại “trực” để duy trì trật tự, nếu có xê dịch làm đảo lộn đồ đạc thì cũng không mạo phạm đến thần. Sau đó, làm vệ sinh môi trường xung quanh, lau chùi rửa sạch đồ đạc trong gia đình còn có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự thanh tịnh trong thâm tâm, phản tỉnh những sai lầm trong cả năm. Người xưa cho rằng nếu chỉ chăm chút bề ngoài mà không coi trọng sự thay đổi hướng thiện trong tâm hồn thì hiệu quả trừ bỏ những cái xấu của năm cũ có làm cũng như không.

3. Lễ vật chính cúng Táo quân

Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.Thí dụ:
+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép hãy còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.





0 nhận xét:

Hỗ trợ trực tuyến

Copyright © 2012 Bàn thờ thần tài, Bàn thờ gia tiên, Bàn thờ tại Hà Nội| Design by Blogspot Templates.