Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Những điều cần biết về thờ phụng





Ngợi khen là nói tốt về điều gì đó, bày tỏ sự kính mến về một điều gì đó, ca tụng, tán dương, chúc mừng, hoan nghênh, khen ngợi….Những điều cần biết về thờ phụng:

1. Thờ phụng là gì?

Ngợi khen là nói tốt về điều gì đó, bày tỏ sự kính mến về một điều gì đó, ca tụng, tán dương, chúc mừng, hoan nghênh, khen ngợi.
Thờ phụng là bày tỏ sự tôn kính, có ý thức kính trọng, quì xuống trước đối tượng mình thờ phượng và bày tỏ sự tôn kính.
Thờ phụng là hình thức cao nhất của sự ngợi khen. Thông thường thì chúng ta bắt đầu bằng sự ngợi khen và sau đó chuyển dần qua sự thờ phượng.
Từ “thờ phụng” có nguồn gốc từ một từ tiếng Anh cổ là “WORTHSHIP” – có nghĩa là coi trọng giá trị của một điều gì đó, và có phản ứng thích hợp với điều đó, có nghĩa là có giá trị.

2. Địa điểm thờ phượng

Địa điểm thờ phụng hay nơi thờ phụng là công trình, địa điểm hay không gian, nơi một nhóm người (một giáo đoàn hoặc nhóm tín đồ, giáo dân) đến để thực hiện các hoạt động, nghi thức tôn giáo (cầu nguyện, tôn kính, ca tụng…) hoặc tín ngưỡng (cúng tế, thờ phụng…). Các dạng và chức năng của các công trình thờ phụng, cúng tế đã được phát triển và biến chuyển trong một thời gian dài theo sự thay đổi trong tôn giáo và kiểu kiến trúc.
Nơi thờ phụng của những tôn giáo khác nhau thường có những tên gọi riêng. Thí dụ chùa là tên dành cho nơi thờ của Phật giáođền thường chỉ nơi đặt bàn thờ thần tàihoặc danh nhân đã quá cố, phủ là nơi thờ các vị chúa trong Đạo Mẫu, thánh đường chỉ nơi thờ cúng của một số tôn giáo như Hồi giáo; thánh thất dùng cho đạo Cao Đài; miếu, đình cho các tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

3. Một số câu đối hay thờ phụng

Câu đối của Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý nghĩa và gồm các loại sau
+ Câu đối mừng: Câu đối được làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: Mừng thọ, mừng đám cưới, mừng tân gia – nhà mới, mừng thi đỗ…
VD: Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc – Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm ( Câu đối Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng ban đầu bị cách chức, sau lại được phục sự và làm nhà mới)
+ Câu đối phúng:  Câu đối làm để viếng người chết
+ Câu đối tết:  Cầu đối làm để dán trước nhà, cửa, đền, chùa ..vào dịp Tết Nguyên Đán
VD: Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa – Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà ( Nguyễn Công Trứ)
+ Câu đối thờ: Là những câu đối tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo bên bàn thờ
+ Câu đối tự thuật: Là những câu đối kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
VD: Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông tây, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
Trời đất nhẻ!gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh ( Nguyễn Công Trứ)
+ Câu đối để tặng: câu đối làm ra để tặng người khác ( gần với câu đối mừng)
+ Câu đối tức cảnh: Là những câu đối tả cảnh ngay trước mắt. VD Hồ Xuân Hương vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng đã làm câu đối:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
+ Câu đối chiết tự: ( Chiết là bẻ gẫy, phân tách – Tự là chữ, ký tự) là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu
+ Câu đối trào phúng: là những câu đối hàm ý chế diễu, châm chính một người nào đó
+ Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn có ở trong sách vở hoặc ở tục ngữ, ca dao
+ Câu đối thách (đối hay đố): Nhiều người xưa còn nghĩ ra những câu đối oái oăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc dùng để thách người khác đối. Lối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa..
VD: Con Cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già – Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại ( Câu đối có bốn chữ Cóc Cách Cọc Cạnh đối với bốn chữ Công Kênh Cồng Kềnh)
Có những vế câu đối rất khó đối như: Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử
Vế này khó vì  Hồi hương cũng có nghĩa là về quê, phụ tử cũng có nghĩa là cha con. Đồng thời nó lại là tên gọi của các vị thuốc ( Thầy thuốc gánh vị thuốc về quê)

0 nhận xét:

Hỗ trợ trực tuyến

Copyright © 2012 Bàn thờ thần tài, Bàn thờ gia tiên, Bàn thờ tại Hà Nội| Design by Blogspot Templates.