Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Sơ đồ sắp đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa







Sơ đồ sắp đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa là phải từ bàn thờ , ông Địa và Thần Tài phải quán được hết sự vào ra của khách . Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà , có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà.

1. Thần tài

Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông.
Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.
Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.

2. Sơ đồ đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa


Trong cùng bàn thờ thần tài , dán trên vách là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên . Hai bên , bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài , bên phải là Ông Địa . Ở giữa hai ông là một hũ gạo , một hũ muối và một hũ nước đầy . Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay . Giữa bàn thờ là một bát nhang , bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ) . Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ , các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang , mọi chuyện trở nên trục trặc liền . Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ” , các bạn đặt lọ hoa bên tay phải , đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ) . Thường nên cắm hoa hồng , hoa cúc , hoa đồng tiền . Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ) . Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng , người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất – , các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập , tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển . Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ) , sáng quay Cóc ra , tối quay Cóc vào . Ngoài cùng trên mặt đất , các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp , nông lòng , đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi .
Trên nóc bàn thờ Thần Tài , người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.

3. Vị trí và hướng đặt bàn thờ

Một trong những cách tốt nhất được nhiều người lựa chọn là đặt bàn thờ Thần Tài theo hướng thẳng hoặc chéo với cửa ra vào. Thần Tài phải được đặt ở vị trí thuận lợi để đón khí mới tràn vào nhà và chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà từ đó có lợi cho gia chủ. Bàn thờ Thần Tài đặt ở nơi mà mọi người đều dễ dàng nhìn thấy và quan sát được. Dù đặt ở hướng nào thì nơi đặt bàn thờ Thần Tài cần phải sáng sủa, sạch sẽ, tốt nhất là đón nhận được ánh sáng tự nhiên, nếu tối thì cần thắp thêm đèn cho sáng.
Mặt bàn thờ phải quang đãng , sạch sẽ ( Không như nhiều người nghĩ và đặt bàn thờ vào gầm , vào chỗ tối tăm ) . Ông Địa và Thần tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho , sạch sẽ . Thường nên để sẵn một lọ nước hoa , lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm .

4. Vật cúng Thần tài – ông địa

Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Khác với Tổ tiên và Thổ Công chỉ cúng vào ngày sóc vọng và ngày lễ Tết, Thần Tài được cúng quanh năm, kể cả ngày thường. Ngày thường Thần tài chỉ được cúng bằng trái cây và bánh kẹo. Vào ngày sóc vọng hay lễ Tết người ta có thể cúng Thần Tài bằng cúng chay hoặc cúng mặn tùy thuộc hoàn cảnh của từng gia đình. Khi gia đình có điều gì trục trặc, người ta lại khấn Thần Tài để xin phù hộ. Cúng Thần Tài thường cúng vào buổi trưa chiều.
Bài viết trên đây đã trình bày tới độc giả cách bài trí bàn thờ thần tài – ông địa trong gia đình mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình những điều may mắn nhất.






0 nhận xét:

Hỗ trợ trực tuyến

Copyright © 2012 Bàn thờ thần tài, Bàn thờ gia tiên, Bàn thờ tại Hà Nội| Design by Blogspot Templates.